QUY TRÌNH XỬ LÝ DỤNG CỤ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH COVID – 19

QUY TRÌNH XỬ LÝ DỤNG CỤ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH COVID – 19

1. MỤC ĐÍCH

– Làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn các dụng cụ sau chăm sóc và điều trị người bệnh đúng quy định.

– Bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và môi trường.

2. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN

– Đảm bảo xử lý dụng cụ an toàn chống lây nhiễm cho người bệnh, nhân viên y tế và môi trường.

– Mọi nhân viên y tế phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xử lý dụng cụ sau sử dụng cho người bệnh Covid-19

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

3.1. Đối tượng áp dụng

– Nhân viên Quân y trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh và nhân viên xử lý dụng cụ tại khu vực cách ly.

– Nhân viên xử lý dụng cụ và nhân viên đơn vị tiệt khuẩn/khoa KSNK.

3.2. Phạm vi áp dụng

– Khu vực tiếp nhận, phân loại, thăm khám người bệnh ban đầu.

-Khu/buồng cách ly.

-Đơn vị tiệt khuẩn/khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.

3.3. Dụng cụ cần xử 

– Tất cả các dụng cụ sau khi chăm sóc và điều trị cho người nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm Covid 19

4. VẬT TƯ, HÓA CHẤT, PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ

-Vật tư ( quần áo phòng hộ, tạp dề chống thấm, kính, mặt nạ, khẩu trang y tế, gang tay cao su, ủng,…)

  • Hóa chất ( DD sát khuẩn chứa cồn, xà phòng, các chất tẩy rửa/enzim, Presept, Javel, Chloramin B,… DD khử khuẩn bậc cao như glutaraldehyde >2%, Peracetic acid… )
  • Phương tiện dụng cụ: Thùng ngâm dụng cụ có nắp đậy, bồn rửa hoặc máy rửa, lò hấp, tủ sấy, máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp,…

5.2. Tại đơn vị tiệt khuẩn/khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 

-Pha hóa chất khử khuẩn theo đúng hướng dẫn (xem phụ lục pha)

– Bố trí phương tiện và người xử lý riêng dụng cụ của người bệnh nhiễm covid 19 tại khu vực cách ly có thể được.

-Nhân viên xử lý dụng cụ mang đầy đủ phương tiện PHCN

– Mở hộp dụng cụ, lấy dụng cụ ra và ngâm ngập ngay dụng cụ và hộp đựng dụng cụ vào dung dịch khử khuẩn đã được pha theo đúng nồng độ và thời gian đã quy định.

– Cọ rửa và làm sạch dụng cụ dưới mặt nước của bồn ngâm dụng cụ.

– Xả sạch hóa chất trên dụng cụ dưới vòi nước chảy.

– Làm khô dụng cụ, hộp đựng (tủ sấy, lau khô);

Khu vực khử nhiễm – Tiếp nhận (1)

5.3. Tại đơn vị tiệt khuẩn/khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 

– Ngâm chất bôi trơn để bảo vệ dụng cụ (Với dụng cụ kim loại).

– Tháo phương tiện phòng hộ, rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn.

– Xếp dụng cụ vào hộp

– Đóng gói (dán nhãn, ghi hạn sử dụng) và chuyển hấp tiệt khuẩn, phân loại dụng cụ chịu nhiệt và dụng cụ không chịu nhiệt riêng để hấp theo qui định.

– Vệ sinh tay bằng dung dịch chứa cồn.

-Vệ sinh khu vực xử lý dụng cụ mỗi cuối ngày làm việc.

Chú ý: Đối với những đơn vị không   hấp nhiệt độ thấp (EO, Plasma), dụng cụ không chịu nhiệt cần được ngâm vào dung dịch khuẩn bậc cao glutaraldehyde >2%, Peracetic acid…) theo đúng thời gian khuyến cáo.

6. KIỂM TRA, GIÁM SÁT

  • Bác sĩ Chủ nhiệm khoa, ĐD trưởng khoa KSNK
  • Thực hiện quy trình làm sạch khử khuẩn, tiệt khuẩn tại khu vực phát sinh
  • Thực hiện quy trình khử khuẩn mang mặc PT PHCN
  • Theo dõi, giám sát và lưu danh sách NVYT làm việc tại các khu vực này  

QUY TRÌNH XỬ LÝ DỤNG CỤ 

Bước 1: Pha  Enzyme: sản phẩm Mediclean Forte

Bước 2: Tráng với nước

Bước 3: Ngâm với dung dịch khử khuẩn mức độ cao Neodisher septo Active đối với dụng cụ không chịu nhiệt hoặc hấp nhiệt độ cao với máy hấp tiệt khuẩn hơi nước

Bước 4: Tráng lại với nước cất đối với dụng cụ không chịu nhiệt 

Bước 5: Lưu kho vô trùng.

 

1 Bình luận:
binh-luan

Huy Dương

14/03/2022

Bài viết thật hay, ý nghĩa.

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

CÔNG NGHỆ ĐỊNH LƯỢNG CHO HÓA CHẤT TẨY RỬA DỤNG CỤ Y TẾ 30/08/2024

CÔNG NGHỆ ĐỊNH LƯỢNG CHO HÓA CHẤT TẨY RỬA DỤNG CỤ Y TẾ

PERACETIC ACID - THÀNH PHẦN KHỬ KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ AN TOÀN 12/06/2024

PERACETIC ACID - THÀNH PHẦN KHỬ KHUẨN DỤNG CỤ Y TẾ AN TOÀN

Xử lý an toàn thiết bị bảo hộ cá nhân PPE 23/05/2024

Xử lý an toàn thiết bị bảo hộ cá nhân PPE

Chất lượng nước trong vệ sinh ống nội soi 22/05/2024

Chất lượng nước trong vệ sinh ống nội soi